Thị trường đám mây trong những năm gần đây vẫn tiếp tục cho thấy sự triển vọng khi cả 3 ông lớn là Google, Amazon và Microsoft đều thông báo tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực này. Ngoài ra quy mô, số lượng của các trung tâm dữ liệu ngày càng được mở rộng và càng có nhiều “tay chơi” tham gia.
Vậy tại sao ai cũng muốn dùng đám may ?
Google, Amazon và Microsoft đều bỏ ra hàng tỷ dollar để tự xây dựng các trung tâm dữ liệu cho riêng mình và tất nhiên hiệu quả, an toàn, bảo mật…. hơn hẳn so với các phòng máy chủ hay trung tâm dữ liệu của các công ty nhỏ hơn. Với các trung tâm dữ liệu khổng lồ được xây dựng ở nhiều nơi khác nhau giúp phần mềm của các doanh nghiệp có thể chạy ở quy mô lớn hơn, chi phí thấp hơn, khả năng đáp ứng tốt hơn mà không cần phải lo lắng về việc vận hành một trung tâm dữ liệu.
Về cơ bản, những dịch vụ mà các ông Lớn cung cấp cho người dùng của họ không có nhiều sự khác biệt nên việc cạnh tranh chủ yếu được dựa trên lợi thế về quy mô của các trung tâm dữ liệu. Nền tảng đám mây nào càng có nhiều khách hàng, nền tảng đó càng có khả năng tăng thêm số lượng máy chủ. Nền tảng nào càng có nhiều máy chủ, thì nền tảng đó càng có nhiều lợi thế kinh tế về quy mô, từ đó đưa ra mức chi phí thấp hơn, nhiều tính năng hơn cho khách hàng của mình.
Dưới đây là bảng so sánh các dịch vụ của các nhà cung cấp lớn:
1. Chi phí vận hành và bảo trì
Về mặt chi phí thì Microsoft hoàn toàn bị bỏ rơi khi chi phí tương đối mắc nhưng chiết khấu lại khá thấp đối với cấu hình cơ bản. Amazon với tỷ lệ chiết khấu lên tới 75% có lẽ sẽ phần nào làm mềm lòng khách hàng khi chi phí hơn hẳn Google nhưng người dùng bắt buộc phải thanh toán trước 5 năm để hưởng mức chiết khấu trên. Trong khi đó Google chiếm lợi thế lớn với mức chi phí thấp và chiết khấu linh động lên đến 30% mà không cần phải thanh toán trước.
2. Hiệu suất
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều tự tin cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ của mình trên 95%. Ngoại trừ các yếu tố thiên tai quy mô lớn. Trong khi đó Amazon còn mạnh dạng khẳng định chất lượng dịch vụ được cam kết với 99,99%. Nhưng trong quá khứ, Amazon đã từng khiến người dùng điêu đứng với những sự cố mà sau khi được update, phía Amazon cũng không đưa ra lý do cụ thể.
- Năm 2017, Amazon đã gặp phải sự cố nghiêm trọng. Amazon nhân được các thông báo lỗi trên diện rộng đối với dịch vụ lưu trữ S3 tại vùng US-EAST-1, trung tâm dữ liệu quan trọng đặt tại Virginia, Mỹ. Tính đến khoảng 1:49 PM giờ địa phương (PST) ngày 28/2, các dịch vụ S3 cơ bản đã được phục hồi dù Amazon không nói rõ nguyên nhân có phải do sự cố mất điện hay điều gì khác không.
Sự cố liên quan đến Amazon AWS đã khiến cho hàng loạt các trang web và các dịch vụ không hoạt động được hoặc truy cập rất chậm. Nhiều trang web lớn như Quora, Business Insider, The Verge hay nhiều dịch vụ như Slack, Giphy, Instagram, Vine, Medium… các dịch vụ liên kết đến thiết bị IoT như Amazon Alexa, Nest… các bóng đèn hay camera cùng nhiều thiết bị khác có thể không kiểm soát được. - Năm 2015, Đầu tiên là hệ thống máy chủ của Amazon Web Services ở Virginia, Mỹ gặp trục trặc kéo theo hàng chục dịch vụ khác chết theo, trong đó có thể kể đến những công ty đầu bảng như Netflix, Airbnb, Viber, Pocket, Medium.
Skype của Microsoft lại tiếp tục gặp sự cố khác khiến hàng loạt người dùng không thể thực hiện các cuộc gọi thoại hay video trên dịch vụ này. - Năm 2013, Amazon từng bị một sự cố tương tự hạ gục Instagram, Airbnb và Vine.
Cho đến thời điểm này, người dùng Google Cloud vẫn chưa gặp sự cố nào tương tự như của 2 nhà cung cấp dịch vụ trên
Thông qua bảng so sánh bên trên, rõ ràng về hiệu suất thì Google hơn hẳn các nhà cung cấp dịch vụ còn lại. Đặc biệt thời gian khởi động máy ảo (cấu hình máy bên dưới) của Google tương đối nhanh.
3. Đường truyền
Trong khi Amazon và Microsoft thuê lại đường truyền để kết nối các các trung tâm dữ liệu của mình thì Google tự xây hẳn cho mình 1 đường truyền riêng. Chính vì thế tốc độ truy cập giữa các trung tâm dữ liệu của Google hơn hẳn các đối thủ.
Microsoft hiện đang dẫn đầu về số lượng trung tâm dữ liệu nhưng theo thống kê thị phần Cloud trên thế giới thì Amazon đang chiếm tới 57%.
Nhưng từ năm 2015 tới 2017 thị phần Amazon không đổi trong khi đó Azure của Microsoft tăng từ 20% lên 34% và Google từ 10% đến 15%.
Mặc dù tham gia lĩnh vực cloud chậm hơn 5 năm so với Amazon và 1 năm so với Microsoft nhưng Google đang cho thấy sự tăng trưởng nhanh chống và số người muốn sử dụng dịch vụ Google Cloud năm 2017 cũng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khi chiếm tới 13%.
Theo những thống kê gần đây của chúng tôi, có đến 80% startup công nghệ đang dần áp dụng AI/Machine Learning, BigData và đặc biệt là các công nghệ trên đám mây để tăng sự hiệu quả của hệ thống đến mức tối đa nhất trong thời gian nhanh nhất để không lãng phí chi phí cơ hội. Hơn bao giờ hết, để tránh tốn quá nhiều thời gian tự phát triển và thích ứng nhanh với thị trường, việc sử dụng các dịch vụ đám mây sẵn có sẽ là xu hướng buộc doanh nghiệp Việt chuyển mình nhanh hơn nhằm nắm bắt các đợt sóng công nghệ cao trong kỷ nguyên 4.0.
Liên hệ ngay với chúng tôi, Cloud Ace Việt Nam để được tư vấn về G Suite, Google Cloud Platform (GCP).