Ngày nay khi nói đến Cloud Computing, chắc hẳn mọi người đều nghĩ đến công nghệ điện toán đám mây. Vậy cơ bản nó là gì? Và được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng như thế nào?
Chúng ta có thể hình dung với một cái nhìn tổng quan về điện toán đám mây rất đơn giản, nó có thể được hiểu là một hệ thống công nghệ thông tin mà nhà cung cấp đã xây dựng sẵn các dịch vụ cần thiết. Từ đó, người dùng họ có thể thuê lại để sử dụng các dịch vụ cần thiết và sẽ chỉ trả chi phí cho các dịch vụ đó. Điều này giúp tiết kiệm không ít thời gian, công sức, chi phí, cả về nhân lực để build một hạ tầng công nghệ thông tin cho đơn vị của mình.
Vậy những dịch vụ đó là gì? và được phân loại như thế nào? Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 3 loại dịch vụ chính, đó là:
- SaaS – Software as a Service
- PaaS – Platform as a Service
- IaaS – Infrastracture as a Service
Trước khi đi vào tìm hiểu từng loại dịch vụ, chúng ta sẽ nhìn vào hình ảnh mô tả dưới đây để xem mỗi loại dịch vụ đang ở đâu trong mô hình kiến trúc cloud.
Nếu so sánh về mô hình truyền thống (tự build cả hệ thống CNTT) và mô hình cloud thì cá nhân doanh nghiệp sẽ tự quản lý và vận hành cả một hệ thống do chính mình xây dựng lên. Trong khi đó, ứng với mô hình cloud thì doanh sẽ chỉ thuê lại một phần dịch vụ cần thiết cho đơn vị mà không cần quan tâm đến cách vận hành ở các tầng bên dưới (network, storage, server,…).
Tùy theo nhu cầu tại mỗi thời điểm mà mà doanh nghiệp, tổ chức sẽ chọn các hình thức thuê khác nhau, ứng với các dịch vụ SaaA, PaaS, IaaS. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 3 dịch vụ này.
I. SaaS – Software as a Service
Đúng như tên gọi, SaaS được hiểu là phần mềm như một dịch vụ, cách khác được gọi là ứng dụng của công nghệ điện toán đám mây. Người dùng cần ứng dụng (application) nào thì sẽ thuê ứng dụng đó và sẽ sử dụng trực tiếp thông qua môi trường internet. Thường là các ứng dụng dạng web application, nên người sử dụng sẽ không yêu cầu cài đặt các phần mềm nào khác.
Đặc điểm:
- Quản lý từ xa
- Được lưu trữ trên máy chủ, an toàn về dữ liệu
- Có thể truy cập qua internet
- Người dùng không chịu trách nhiệm về cập nhật phần cứng hoặc phần mềm ứng dụng.
Ưu điểm:
- Giảm thời gian cho việc cài đặt các ứng dụng, quản lý và nâng cấp phần mềm.
- Giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào việc kinh doanh hơn là các vấn đề xử lý, quản trị hệ thống.
Phù hợp cho:
- Các startup nhỏ, cần chạy các dịch vụ website để marketing nhanh chóng.
- Phù hợp cho các dự án ngắn hạn, cần cộng tác viên làm việc từ xa.
- Các ứng dụng truy cập không thường xuyên như: phần mềm thuế,..
- Phù hợp cho ứng dụng web và di động
Ví dụ:
- Google Apps, Dropbox, Salesforce, Cisco WebEx, Concur, GoToMeeting.
II. PaaS – Platform as a Service
Nền tảng như một dịch vụ. PaaS cung cấp một môi trường cho các nhà phát triển (developer) mà họ có thể xây dựng và sử dụng để tạo ra các ứng dụng có thể điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Họ không cần quan tâm đến hệ thống network, storage, server, OS đang vận hành bên dưới.
Đặc điểm:
- Được xây dựng trên công nghệ ảo hóa, đồng nghĩa nghĩa là tài nguyên sử dụng có thể dễ dàng được tăng hoặc giảm khi nhu cầu thay đổi
- Cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để hỗ trợ phát triển, thử nghiệm và triển khai ứng dụng.
- Nhiều người dùng có thể truy cập cùng một ứng dụng phát triển
- Các dịch vụ web và cơ sở dữ liệu được tích hợp.
Ưu điểm:
- Môi trường hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau: Node.js, Java, Ruby, C#, Go, Python, or PHP tuy theo nhà cung cấp giải pháp cloud.
- Có thể dễ dàng mở rộng
- Linh hoạt sử dụng cho các library, framework.
Phù hợp cho:
- Các startup về công nghệ đang cần build hệ thống và khả năng scale nhanh chóng.
- Các doanh nghiệp về phần mềm cần phát triển ứng dụng nhanh và dễ mở rộng.
Ví dụ:
- Google App Engine, Elastic Beanstalk – Amazon, Cloud Services – Azure, Openshift,…
III. IaaS – Infrastracture as a Service
Hạ tầng như một dịch vụ. Dịch vụ yêu cầu cho năng lực về tài nguyên (RAM, CPU, GPU, Disk) tính toán và có khả năng mở rộng nhanh tuy theo nhu cầu thay đổi.
Cung cấp cả hạ tầng về công nghệ điện toán như máy chủ, mạng, hệ điều hành và lưu trữ, thông qua công nghệ ảo hóa. Khách hàng là người trực tiếp quản lý và kiểm soát toàn bộ cở sở hạ tầng. Không giống như SaaS hoặc PaaS, các khách hàng dạng IaaS sẽ chịu trách nhiệm quản lý các khía cạnh như các ứng dụng, thời gian chạy, các hệ điều hành, phần mềm trung gian và dữ liệu của chính mình.
Đặc điểm:
- Tài nguyên có sẵn dưới dạng là dịch vụ
- Chi phí thay đổi tùy theo mức sử dụng
- Dịch vụ có khả năng mở rộng cao
- Cung cấp kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạ tầng cho các tổ chức
- Năng động và linh hoạt dựa trên điện toán đám mây.
Ưu điểm:
- Dễ dàng cho phép triển khai tự động.
- Cung cấp cho khách hàng toàn quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng.
- Có thể mua tài nguyên khi cần thiết
- Có khả năng mở rộng cao.
Phù hợp cho:
- Công ty khởi nghiệp hoặc một công ty nhỏ, IaaS là một lựa chọn để bạn không phải mất thời gian hoặc tiền bạc để cố gắng tạo ra phần cứng
- IaaS cũng có lợi cho các tổ chức lớn, những người muốn có toàn quyền kiểm soát các ứng dụng và cơ sở hạ tầng của họ.
- Các công ty có nhu cầu thay đổi lớn về năng lực tính toán.
Ví dụ:
- DigitalOcean, Linode, Compute Engine – Google, Amazon EC2, Azure Virtual Machine
Tóm lại, chúng ta có thể gói gọn các dịch vụ trong mô hình sau:
Hy vọng bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về 3 các khái niệm dịch vụ trong công nghệ điện toán đám mây.
Liên hệ ngay với chúng tôi, Cloud Ace để được tư vấn về G Suite, Google Cloud Platform (GCP).
————Chân thành cám ơn————-
Spot on with this write-up, I seriously feel this website needs a great deal more attention. I’ll probably be returning to read more, thanks for the info!
Hello, i think that i saw you visited my site so i came to “return the favor”.I am trying to find things to enhance my website!I suppose its ok to use some of your ideas!!
I simply couldn’t depart your website before suggesting that I actually enjoyed the standard information a person provide in your guests? Is going to be again steadily to inspect new posts
I like the valuable info you provide in your articles.
I’ll bookmark your blog and check again here regularly.
I’m quite certain I’ll learn many new stuff right here! Best of luck for the next!