Như chúng ta đã biết Google Compute Engine (GCE) cung cấp các máy ảo có thể tùy chỉnh cao với các tính năng ưu việt chỉ với vài cú click chuột. Hệ điều hành phổ biến được cung cấp trên GCE là Linux. Mặc định khi khởi tạo máy ảo Linux thì sẽ không có giao diện người dùng. Nhưng vì một lý do nào đó, bạn cần đến giao diện để người dùng để thao tác. Do đó, trong bài viết hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách đơn giản để cài đặt thêm giao diện người dùng. Mặc dù hiện tại phiên bản mới nhất của Linux Ubuntu là 19.10. Nhưng tôi sẽ trình bày cài đặt giao diện trên Ubuntu 16.04 – do phiên bản này được sử dụng phổ biến hơn.
Trước khi thực hiện. Mình có lưu ý nhỏ đến với bạn đang có nhu cầu cài thêm giao diện người dùng này. Việc cài đặt thêm này, bạn sẽ tốn thêm ít nhất là 2.6GB ổ cứng nữa nhé !!.
Nếu mọi mọi việc đều ổn thì chúng ta hãy bắt đầu vào chi tiết nhé.
Bước 1 Khởi tạo một VM Instance
Khởi tạo một VM Instance , bạn có thể tham khảo bài viết “huong-dan-tao-may-ao-virtual-machine-vm-tren-google-compute-engine”
Nhưng bạn nhớ chọn “Boot Disk” là Ubuntu nhé !!
Sau khi kết thúc khởi tạo VM Instance Ubuntu chúng ta sẽ có một VM instance có tên là “ubuntu-gui” với IP public là 35.188.129.9
Bước 2: Thêm Firewall Rule
Ở bước này, chúng ta thêm Firewall Rule cho phép IP bên ngoài Internet có thể Remote vào VM Instance vừa mới tạo.
Click vào VM Instance vừa mới tạo. Bạn Scroll đến mục “Network interfaces“.
Click tiếp vào “default” phía bên dưới “Network“. Một giao diện mới hiển thị ra. Click vào tab “Firewall Rules“. Click tiếp vào button “Add firewall rule” và thiết lập một số trường và giá trị tương ứng như bên dưới.
- Name : Allow-all-ports
- Direction of traffic: Ingress
- Action on match: Allow
- Targets : All instance in network
- Source IP ranges: 0.0.0.0/0
- Protocols and ports: Allow all
Ở đây có điểm chú ý đó là mục “Targets“. Mục này có 3 giá trị, tuỳ theo phạm vi áp dụng của Role này. Ở bài viết này, mình chọn target là “All instance in network“, target này sẽ được áp dụng trên tất cả Instance trong network của project này. Một target khá là mạo hiểm. Nếu các bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật nữa thì hãy xem xét chọn 2 giá trị còn lại của mục “Targets“. Tương tự là Source IP ranges. Hiện tại mình không giới hạn bất kỳ IP nào cả. Các có thể giới hạn IP nếu bạn muốn. Kết quả sau khi thực hiện trong như hình bên dưới.
Bước 3: Cài đặt gói giao diện người dùng.
Trước khi thực hiện cài đặt gói giao diện người dùng. Bạn phải đảm bảo hệ thống của bạn có bản cập nhật mới nhất.
sudo apt-get install update
Cài đặt giao diện ubuntu
sudo apt-get install ubuntu-desktop
sudo apt-get install gnome-panel
Cài đặt phần mềm remote server
sudo apt-get install vnc4server
Sau khi cài đặt xong vnc4server thì chúng ta start để config nó nhé
vncserver
Ở đây mình sẽ nhập password cho remote client để remote vào VM Instance này. Ở đây bạn chú ý đến “ubuntu-gui:1“. Như ở bước 1, Public IP của mình là “35.188.192.9“. Thì server mình sẽ remote sẽ là “35.188.192.9:5901“. Nếu bạn muốn mở thêm 1 remote nữa thì chạy tiếp lệnh vncserver nữa. Lúc này sẽ là “ubuntu-gui:2” . Và thông tin remote server của mình sẽ là “35.188.192.9:5902“
và đường dẫn “Creating default startup script“. Đây chính là nơi mình sẽ thiết lập cấu hình vncserver. Theo như hình bên trên thì đường dẫn lưu file cấu hình sẽ là
/home/vuonglb/.vnc/xstartup
Sử dụng nano, vim hoặc chương trình editor nào mà bạn thích để thêm những dòng lệnh bên dưới vào những câu lệnh mặc định.
gnome-panel &
gnome-settings-daemon &
metacity &
nautilus &
Kết quả của file /home/vuonglb/.vnc/xstartup sau khi điều chỉnh trong sẽ như hình bên dưới
#!/bin/sh
# Uncomment the following two lines for normal desktop:
# unset SESSION_MANAGER
# exec /etc/X11/xinit/xinitrc
[ -x /etc/vnc/xstartup ] && exec /etc/vnc/xstartup
[ -r $HOME/.Xresources ] && xrdb $HOME/.Xresources
xsetroot -solid grey
vncconfig -iconic &
x-terminal-emulator -geometry 80x24+10+10 -ls -title "$VNCDESKTOP Desktop" &
x-window-manager &
gnome-panel &
gnome-settings-daemon &
metacity &
nautilus &
Sau khi điều chỉnh xong file thì chúng ta khởi động lại vncserver
vncserver -kill :1
vncserver
Dưới đây là một số lệnh cài đặt package được sử dụng trong bài viết.
sudo apt-get install update
sudo apt-get install ubuntu-desktop
sudo apt-get install vnc4server
sudo apt-get install gnome-panel
Bước 4: Sử dụng
Sau khi thực hiện cài đặt gói giao diện người dùng xong, thì mình sử dụng phần mềm VNC Viewer để thực hiện remote đến con máy ảo đó bằng IP Public.
Trong bài viết này, tôi sử dụng VNC Viewer trên MacOs. Một số hình ảnh minh hoạ cho bài viết
Như vậy chúng ta đã cài đặt xong giao diện người dùng cho Ubuntu VM Instance trên Google Cloud Platform rồi nhé. Chúc các bạn thành công. !!
Các bạn hãy liên hệ với các chuyên gia – Cloud Ace Việt Nam – để được hỗ trợ tốt hơn.